Cây dổi không chỉ là một trong số những giống cây rừng cho chất lượng gỗ tốt, mà còn là nguồn nguyên liệu để chế biến gia vị cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Hiện nay có rất nhiều nơi đã khảo nghiệm thành công và cho đến những kết quả bất ngờ về việc phát triển kinh tế bằng trồng cây Giổi Xanh.
Với việc canh tác dể dàng trên nhiều thổ nhưỡng cũng như khí hậu khác nhau. Cây dổi đã chứng minh cho mọi người thấy là một giống cây nên trồng trên diện tích đất canh tác.
Đặc điểm của cây giổi ghép – cây dổi xanh
- Dổi thuộc nhóm thân gỗ, rể cọc và có tán hẹp.
- Đường kính tán tối đa: 5m
- Mật độ trồng thông thường: 6m x 6m hoặ 7m x 7m.
- Số lượng cây trồng trên một Ha: khoảng 220 cây
- Dổi là một cây lành tính nên có thể xen canh với cà phê hoặc những cây công nghiệp khác.
- Chiều cao tối đa: 25m
- Giá thị trường: 25 – 35 triệu / m3 gỗ tròn.
Những ưu điểm về kinh tế của giống giổi xanh
Chất gỗ quý: gỗ dổi có mùi thơn đặc biệt, thớ gỗ vàng, tương đối mịn. Không bị mối mọt tấn công và không cong vênh khi để ngoài điều kiện bình thường.
Hạt dổi có giá trị tương đối cao: 1,5 triệu / 1kg khô.
Thời gian thu hoạc: 6 – 8 năm bà con có thể thu gỗ. Trung bình 1 m3 / cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây dổi
Cây dổi là một trong những cây lâm nghiệp vì thế việc chăm sóc cây không quá khó khăn như những cây ăn quả.
Năm đầu tiên: Sau khi đã chọn được nguồn giống chất lượng. Việc hạ giống xuống đất bà con cần đào hố với quy cách: 30cm x 30cm x 30cm. Mục đích đào hố để đất xung quanh bộ rể tơi xốp giúp cây dổi nhanh bén rể.
Bón lót: 0,5 – 1kg phân hữu cơ, 0,2 kg (2 lạng) lân. Trong thời kỳ đầu bà con không nên sử dụng NPK hãy để cây phát triển theo hướng tự nhiên.
Năm thứ hai: Sau khi cây dổi đã phát triển cao hơn 1,5m. Bà con phải có kế hoạch tỉa cành tạo tán cho cây. Tỉa bớt những cành nằm trong tán để tập trung dinh dưỡng dành cho những cành chính. Bà con nên quét vôi từ 0,5m xuống dưới mặt đất để phòng trừ bệnh nấm cho gốc cây.