Cây dổi xanh

cay doi xanh

Cây dổi có tên khoa học là Michelia tonkinensis, thuộc chi Ngọc Lan, là loại cây gỗ lớn, thân cao đến 30m, đường kính thân có thể đạt tới 1m. Phân bổ trong tự nhiên ở vùng núi các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở tỉnh Hòa Bình, về sau trong quá trình di cư vào miền nam, người dân ở đây mang theo cây dổi vào khu vực Tây Nguyên trồng và cho thấy sự sinh trưởng đặc biệt phù hợp, cho năng suất quả và phẩm chất gỗ không thua kém gì ở nơi xuất xứ của cây

  • Dổi ăn hạt có nhiều tên gọi khác nhau như: Dổi xanh, dổi bắc, dổi lấy gỗ, dổi Hòa Bình
  • Vỏ cây màu xám trắng, nhẵn bóng, phần non của cây thường có lông tơ mịn, về sau mất dần
  • Cây có dáng thẳng, ít phân cành, tán hình dù, đường kính của tán cây từ 5-7 m.
  • Lá mọc đơn, hình dáng tựa như lá cây cà phê, màu xanh lục gần như nhau ở cả hai mặt lá
  • Đỉnh lá nhọn, đáy lá hình nêm rộng, mặt lá nhẵn bóng, khi vò nát có mùi thơm
  • Phiến lá khi trưởng thành dài khoảng 15cm – rộng 5-6cm
  • Hoa mùi thơm ngát, màu vàng nhạt, có 9 cánh, chia thành 3 lớp với độ dài khác nhau
  • Quả hình bầu dục, có eo thắt như củ lạc, mặt ngoài có nhiều đốm sáng màu, khi chín thì tách đôi ra
  • Bên trong quả có 1-4 hạt, khi già có màu đỏ, phơi khô chuyển thành màu nâu, đen
  • Mùa ra hoa khoảng tháng 3-4 mùa thu hoạch quả khoảng tháng 9-10
  • Cây có đặc tính hướng sáng thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng, khi còn nhỏ có thể chịu bóng, nhưng khi lớn bắt buộc phải vươn cao, vượt lên những cây khác (trong tự nhiên)

✅ Giá trị kinh tế của cây dổi ăn hạt (dổi xanh lấy gỗ)

  • Sau 3 năm đối với cây dổi ghép và 7-8 năm đối với cây dổi trồng từ hạt (dổi thực sinh). Cây bắt đầu ra hoa và cho thu hoạch quả/hạt. Giá của mỗi kg hạttrên thị trường hiện nay rơi vào khoảng 600.000đ/kg (tươi) – 2.000.000đ/kg (khô). Hạt thường dùng làm gia vị do có mùi thơm đặc trưng rất ấn tượng, Một số nơi còn dùng làm cây dược liệu, ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.
  • Sau 15 – 20 năm cây có thể cho thu hoạch gỗ. mỗi cây cho từ 1-2 m3 gỗ với giá trung bình là 15 triệu đồng/m3
  • Gỗ dổi có kết cấu mịn, thớ thẳng, ít bị sâu mọt nên thường được dùng làm bàn ghế, tủ kệ tivi, tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ… và nhiều đô gia dụng cao cấp khác.
  • Xem thêm: Cây gáo vàng, cây giáng hương, cây cà te, cây muồng đen

✅ Kỹ thuật trồng cây dổi

Trong tự nhiên cây dổi là một loại cây lâm nghiệp, mọc hoang dại trong rừng, sức sinh trưởng tương đối nhanh và mạnh, ít thấy xuất hiện sâu bệnh, khi được thuần hóa trồng với mục đích khai thác, cây cũng cho thấy mức sinh trưởng khỏe mạnh, đặc biệt nếu được chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chu đáo

Khi trồng có thể sử dụng khoảng cách cây cách cây 3-4m, hàng cách hàng 5-6m. Nên đào hố rộng 40cm, trộn phân chuồng và nấm đối kháng Trichorderma để giúp cây nhanh lớn, hàng năm bón thúc khoảng 100g NPK. Khi cây còn nhỏ tận dụng khoảng trống giữa các hàng để trồng cây rau màu, tăng thêm thu nhập

Khi cây cho trái, việc thu hoạch tương đối đơn giản, có thể dùng sào để hái hoặc đợi quả tự rụng rồi thu gom lại. Mỗi năm cây dổi thường cho thu hoạch 2 vụ, vụ chính tháng 8-9 vụ phụ tháng 3-4. Cứ 2-3 năm lại có 1 năm bội thu

Dổi thực sinh 7 năm cho ra trái

Dổi ghép: 3 năm cho ra trái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *